NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Giao Viglacera Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước

09/01/2013 - 11:15 SA

Viglacera được giao Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm”

Ngày 08/01/2013 tại trụ sở TCT Viglacera số 1 Đại Lộ Thăng Long, Hà Nội, Bộ Khoa học Công nghệ đã công bố quyết định về việc phê duyệt danh mục các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm thuộc dự án khoa học công nghệ bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2013 trong đó Tổng công ty Viglacera được giao chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm”.

Tới dự buổi công bố quyết định, về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có Ông Nguyễn Đình Hậu – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo một số Cục, Vụ thuộc Bộ; về phía Bộ xây dựng có ông Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ; ông Lê Văn Tới – Vụ trưởng Vụ VLXD; về phía TCT Viglacera có Tổng giám đốc Nguyễn Anh Tuấn, Phó TGĐ, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Viglacera – Nguyễn Văn Sinh, Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Viglacera, PGS-TS Trần Ngọc Tính và đại diện các đơn vị thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến dự án.

Theo quyết định số 3337/QĐ – BKHCN ngày 04/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, dự án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm” được giao trực tiếp cho Tổng công ty Viglacera thuộc Bộ Xây dựng với các định hướng mục tiêu: Làm thiết kế công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC) công suất 200.000 m3/năm; Làm chủ thiết kế, chế tạo dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất gạch AAC công suất 200.000 m3/năm; Làm chủ thiết kế và tích hợp hệ thống điều khiển tự động dây chuyền sản xuất gạch AAC công suất 200.000 m3/năm; Làm chủ lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất gạch AAC công suất 200.000 m3/năm; Làm chủ thiết kế, chế tạo một số thiết bị chủ chốt: Máy cắt gạch, Autoclave, hệ thống trộn và hệ thống khuôn và dỡ khuôn của dây chuyền sản xuất AAC.

Theo đó Viglacera sẽ bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2013 với 6 đề tài: Nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000m3/năm; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt gạch bê tông khí chưng áp điều khiển tự động công suất 200.000m3/năm; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo Autoclave cho dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000 m3/năm; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống trộn vật liệu cho dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công xuất 200.000m3/năm; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống khuôn và thiết bị dỡ khuôn cho dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000 m3/năm; Nghiên cứu thiết kế và tích hợp hệ thống điều khiển dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp công suất 200.000 m3/năm.

Theo số liệu điều tra và ước tính của Viện vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, đến năm 2015, nhu cầu vât liệu không nung của cả nước là trên 7 nghìn tỷ viên gạch không nung QTC và năm 2020 là xấp xỉ 14 nghìn tỷ viên, trong khi tổng sản lượng vật liệu không nung của cả nước mới chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn trên 1,5 nghìn tỷ viên. Như vậy có thể thấy, giai đoạn hiện nay chính là cơ hội vàng phát triển vật liệu không nung. Việc giảm được 15% chi phí, siêu nhẹ, cách âm cách nhiệt tốt, khả năng chịu chấn động cao, thân thiện với môi trường là những đặc điểm nổi trội giúp gạch block bê tông khí chưng áp hiện đang là lựa chọn số 1 trên thị trường vật liệu gạch xây dựng.

Một trong những vấn đề mấu chốt mà các chủ đầu tư, nhà thầu và thiết kế quan tâm trong việc xây dựng các công trình kiến trúc là không ngừng nâng cao chất lượng công trình trong khi vẫn đảm bảo chi phí đầu tư, xây dựng, hướng công trình đến mục tiêu Xanh. Sở dĩ gạch block bê tông khí chưng áp VIGLACERA hiện nhận được nhiều sự lựa chọn như vậy là nhờ những tính năng ưu việt của sản phẩm phù hợp với xu thế thời đại.

Năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, theo đó tỷ lệ vật liệu không nung phải chiếm 30% trên tổng số vật liệu xây dựng.

Trước đó, ngày 28/4/2010, Thủ tướng ban hành Quyết định số 567/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020. Theo đó, quy định tỷ lệ sử dụng vật liệu không nung đạt tư 20-25% vào năm 2015 và 30-40% vào năm 2020.

Cụ thể: Kể từ năm 2011, Chính phủ yêu cầu các công trình nhà từ 9 tầng trở lên sẽ sử dụng tối thiểu 30% vật liệu không nung trong tổng số vật liệu xây dựng.

Theo baoxaydung

 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.