Phụ gia

Hướng dẫn sử dụng keo bọt nở chống thấm chống dột

01/11/2022 - 01:32 SA

Loại keo bột nở chống thấm chống dột phản ứng trong không khí, chúng sẽ tạo nên thành một lớp bọt liền mạch, có độ bám dính tốt trên các loại chất liệu khác nhau.
>> 6 phương pháp chống thấm ngược ưu việt nhất
>> 4 loại keo chống thấm dột hiệu quả hiện nay
>> Keo dán gạch dưới nước chống thấm, nấm mốc

Keo bọt chống thấm hay keo Polyurethane Foam (PU) hay còn gọi là keo bột nở chống thấm, ngoài ra còn có tên gọi khác là foam chống thấm. Là 1 loại nhựa tổng hợp từ 1- 2 thành phần hóa học. Khi mà keo PU tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm không khí sẽ lập tức xảy ra phản ứng trương nở và tự khô cứng.
 

Khi loại keo bột chống thấm này xảy phản ứng trong không khí, chúng sẽ tạo nên thành một lớp bọt liền mạch, có độ bám dính tốt trên các loại chất liệu khác nhau. Loại keo PU này có thể ngăn chặn không cho không khí và độ ẩm thẩm thấu qua nên sản phẩm có thể cách nhiệt, cách âm, chống thấm và chống cháy khá tốt.

Keo bọt nở này thường được sử dụng kèm với các vòi xịt hoặc súng bắn keo bọt nở chuyên dùng. Việc này nhằm mục đích là tối ưu hóa sử dụng và giúp lớp keo có độ tiếp xúc chính xác và bám chắc với các bề mặt nhất có thể.

Phân loại keo nở chống thấm

Hiện tại, có 2 cách để phân loại keo bọt nở chống thấm là: Theo thành phần hóa học và Theo mục đích sử dụng.

Theo thành phần hóa học

– Foam PU 2 thành phần: là 1 vật liệu nhựa tổng hợp từ 2 thành phần chính là Polyol và Isocyanate. Sau khi được phối trộn theo 1 tỷ lệ nhất định. Lập tức sẽ xảy ra phản ứng hóa học giữa 2 chất trên tạo nên 1 lớp foam PU hóa rắn ngay trên bề mặt vật liệu, không mối nối, hiệu quả cao trong việc chống thấm, cách âm, cách nhiệt.

– Foam PU 1 thành phần: là loại keo bọt nở Polyurethane (PU) 1 thành phần tự động trương nở khi tiếp xúc với không khí và khô cứng sau 24h. Foam PU 1 thành phần thường được đóng gói dạng chai nén 0.75l hay còn gọi foam PU dạng chai xịt.

Theo mục đích sử dụng

– Keo bọt nở cách âm, cách nhiệt: là loại keo bọt trương nở Polyurethane (PU) dạng chai xịt khô cứng ở điều kiện bình thường.

–  Keo bọt nở chống thấm: Là loại keo có thành phần chống thấm gốc hóa học Polyurethane. Là loại Foam PU dạng chai xịt khô cứng khi tiếp xúc với không khí và có khả năng bám dính tốt với hầu hết các vật liệu xây dựng (VLXD).

–  Keo bọt nở chống cháy: được cấu tạo từ các thành phần hóa học đặc biệt. Có khả năng ngăn cháy lên đến 3 giờ đồng hồ. Đáp ứng được các tiêu chuẩn cao nhất về vật liệu chống cháy ở cấp độ B1 theo tiêu chuẩn DIN 4102 và cấp B theo tiêu chuẩn EN 13501.

Thông thường, keo bọt nở chống cháy chống thấm đều có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt nên được khá nhiều kĩ sư, nhà thầu ưa chuộng hơn loại keo bọt nở cách nhiệt, cách âm. Tùy theo khu vực địa lý và mục đích sử dụng mà kĩ sư hay nhà thầu sẽ chọn keo bọt nở chống thấm hay keo bọt nở chống cháy.
 

Đặc điểm của loại keo bọt nở chống cháy

Để tạo thêm lòng tin của người dùng đối với loại keo bọt nở chống cháy, chống thấm. An Tâm sẽ nêu ra một vài đặc điểm của sản phẩm này ngay sau đây:

Keo bọt nở chống thấm bám dính tốt trên hầu hết các VLXD như: Xi măng, tấm tôn, sắt thép, gỗ, bê tông,…

Tính chịu nhiệt rất cao. Keo bột nở sẽ bị đông cứng lại ở nhiệt độ từ (-35) đến 80 độ C.

Keo bọt giãn nở chống thấm có thể tự động giãn nở và lấp đầy những khe hở, vết nứt nẻ sau khi xịt lên các bề mặt chống thấm nước.

Keo nở có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển trong lúc thi công.

Ngoài ra, keo bột nở còn có khả năng chống thấm, đàn hồi khá tốt, cách nhiệt, cách âm rất tốt.

Keo PU không chứa các thành phần hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường. Đặc biệt là không gây hại tới con người.

Ưu điểm khi sử dụng keo Polyurethane Foam (PU)

Foam chống thấm có tỷ lệ mở rộng thấp, độ dẻo dai cao, độ bám dính tốt với hầu hết VLXD trừ lớp chống dính, PP, PE. Cùng khả năng kháng: Nước, axit loãng, hóa chất kiềm.. tốt

Keo nở chống thấm này không chứa các chất độc hại như CFC và HCFC có hại với người sử dụng.

Độ kết dính rất cao, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm và cách âm tốt.

Ứng dụng của foam trương nở chống thấm, chống cháy

Các dòng foam trương nở chống thấm thường được sử dụng để phun lên mái tôn, trên các mặt chất liệu khác như: gỗ, xi măng, tôn thép, nhôm,…

Giúp lấp đầy các khe hở giữa tường và giữa khung cửa chống cháy ,….

Giúp tạo sự liên kết giữa các kẽ hở của đường hoặc các đường ống xuyên qua tường, cửa đi, cửa trượt, cửa sổ,.. .

Có thể dùng để bịt kín các khe hở giúp đảm bảo các vết nứt và khe hở đó được bịt kín nhằm chống sự rung động, lỗ hổng thông hơi, ống dẫn điện, tiếng ồn,…

Hướng dẫn sử dụng keo bọt nở chống thấm, chống cháy

Đối với Foam PU 2 thành phần

Thông thường các bước sử dụng keo bột nở cho Foam PU 2 thành gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thiết bị máy móc, vật tư

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tường, sàn, trần, mặt tôn,… Đặc biệt là ở những bề mặt bị hư hỏng.

Bước 3: Phun Foam chống thấm độ dày từ 15cm đến 50cm

Bước 4: Phun lớp Urethane để hoàn thiện

Sau khi phun xong nhiệt độ nhà máy, phòng giảm xuống từ 5- 20 độ, tùy vào độ dày của PU foam.

Đối với Foam PU 1 thành phần

Bước 1: Lắc đều chai

Bước 2: Vặn vòi vào chai.

Bước 3: Dốc ngược chai keo. Đưa vòi sát vào khe hở, ấn mạnh vòi để xịt foam

VLXD.org (TH/ Cachnhietantam)

 

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.