VLXD hoàn thiện tường, trần

Không nên bỏ qua các bước xử lý tường nhà cũ trước khi sơn lại

24/07/2020 - 09:37 SA

Trước khi sơn lại tường nhà đã cũ, bước cực kỳ quan trọng cần phải làm đó chính là xử lý tường nhà. Mời bạn cùng Happynest điểm qua từng bước xử lý tường nhà cũ trước khi sơn lại. Chỉ cần đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình này bạn sẽ có một màng sơn mới đẹp và bền nhất.
Xử lý chống thấm

Tường nhà bạn có hiện tượng ẩm mốc, thấm nước thì hãy xử lý triệt để tình trạng này trước. Bởi nếu không, nước ẩm sẽ phá hủy lớp sơn mới một cách nhanh chóng gây hư hỏng tường nhà và mất thẩm mỹ. 

Sau khi chống thấm xong bạn hãy chờ đợi cho tường khô ráo khoảng 2 - 3 tuần rồi mới tiến hành sơn. Mục đích để nước còn thấm trong tường bay hơi ra hết.

Cạo sạch phần bong tróc

Trước khi sơn mới, bạn cần loại bỏ lớp sơn tường cũ bị phồng rộp, bong tróc gây mất thẩm mỹ. Cạo sạch phần sơn bong tróc sẽ đảm bảo tuổi thọ của màng sơn mới được bền lâu với thời gian, tăng liên kết cho lớp sơn phủ mới với bề mặt tường nhà và giúp màu sắc lớp sơn phủ mới lên chuẩn màu hơn.

Lưu ý bạn không cần phải cạo hết lớp sơn cũ, chỉ nên cạo bỏ những mảng tường bị phồng rộp và bong tróc, khu vực nào lớp sơn còn chắc chắn thì có thể sơn trực tiếp lên.

Bả vá tường nhà

Với những chỗ bong tróc đã cạo sạch thì phải dùng bột bả trét làm phẳng. Không chỉ với những chỗ đã cạo, phần lõm sâu, lỗ hay vết xước cũng cần bả vá để làm phẳng. Công đoạn bả cần sự tỉ mỉ, nhiều công sức nhưng với kết quả là mặt tường phẳng đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ và công đoạn chà nhám sẽ bớt vất vả.


Lựa chọn loại bột bả vá chống thấm hiệu quả làm mịn, nhẵn, tăng độ bám dính của sơn.

Chà nhám tường

Hãy chờ cho những chỗ bả vá thật mới thật khô sau đó mới tiến hàng chà nhám làm nhẵn. Tốt nhất nên chà toàn bộ bề mặt để sơn có độ bám dính tốt hơn. Đặc biệt, nếu lớp sơn cũ là sơn bóng thì bạn càng nên chà kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt tường. 
 

Sử dụng loại giấy nhám chất lượng và có chỉ số phù hợp.

Lưu ý không dùng giấy nhám có số quá nhỏ bởi số càng nhỏ, giấy càng thô khi chà sẽ dễ tạo vết xước sâu. Nên dùng giấy nhám có chỉ số từ 120 – 180.

Quét sạch bụi tường nhà

Để chuẩn bị sơn thì sau khi thực hiện những bước trên bạn cần làm thêm một việc nữa. Đó là quét sạch bụi do quá trình chà nhám cũng như các vết bẩn bám trên tường. Nếu không quét sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi thay vì bám dính vào tường. Tuổi thọ sơn chắc chắn là sẽ không thể cao được.
 

Dùng chổi lông mềm, khăn sạch để loại bỏ bụi và các vết bẩn bám trên tường.

Hy vọng với những chia sẻ về các bước xử lý tường nhà trước khi sơn lại sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho bạn. Việc sơn tường nhà cũ sẽ không còn khó khăn nếu bạn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và lựa chọn sản phẩm sơn chất lượng cho ngôi nhà.
 
VLXD.org (TH/ Happynest)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.