VLXD hoàn thiện mặt sàn

Quy trình thi công sơn sàn Epoxy

20/06/2022 - 09:34 SA

Sơn Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, gồm hai phần chính là dung môi và phần đóng rắn polyamide . Ưu điểm nổi bật của sơn epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, Lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ...
1. Sơn Epoxy là gì?

Sơn Epoxy được dùng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng như: sàn, nền, tường, tầng… Nó mang lại rất nhiều tính năng giúp cho việc bảo vệ mặt phẳng cũng như các hoạt đông phục vụ hoạt động trên đó thật sự tiện nghi và hiệu quả nhất.

Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn Epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường.

Sơn Epoxy được dùng rộng rãi cho nhiều mặt phẳng như: sàn, nền, tường, tầng… Nó mang lại rất nhiều tính năng giúp cho việc bảo vệ mặt phẳng cũng như các hoạt đông phục vụ hoạt động trên đó thật sự tiện nghi và hiệu quả nhất.

Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường.

Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.

Sơn Epoxy thường được dùng hiện nay có 2 phương pháp, hai dạng là: sơn epoxy hệ lăn và sơn Epoxy hệ tự san phẳng. Hai phương pháp này khác nhau về nguyên vật liệu, phương pháp thi công và tất nhiên chất lượng sẽ khác với giá thành cũng tương ứng khác nhau.

2. Quy trình thi công sơn sàn Epoxy

Đối với việc thi công sơn Epoxy, người thợ thi công cần nắm vững quy trình kỹ thuật cũng như các bước hướng dẫn thi công sơn sàn epoxy cho sàn bê tông, nền nhà xưởng, sơn tường epoxy thì mới đảm công trình Epoxy hoàn thiện đúng chuẩn nhất.

Sau đây là các bước quy trình thi công sơn Epoxy đạt chuẩn:

Bước 1: Kiểm tra sàn trước khi sơn

Mặt sàn tiêu chuẩn yêu cầu được đổ bê tông mác 300 trở lên, đã sử dụng máy xoa mặt để làm phẳng và đánh bóng. Về chất lượng bề mặt cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bóng như không mấp mô, không lỗ chỗ, không bị tách lớp bê tông. Ngoài ra, phải đảm bảo sàn đã được trải vải địa chống thấm, không có hiện tượng thấm ngược.

Việc kiểm tra độ ẩm cực kỳ quan trọng. Nếu nền bê tông ẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sàn Epoxy, khả năng bị bong tróc là rất cao. Nếu nền bê tông bị ẩm thì cần xử lý ngay bằng cách phủ lớp vữa cách ẩm của Sika hoặc Aica dày tối thiểu 2mm.

Bước 2: Tạo nhám, mài nhám giúp bê tông bám dính tốt với sơn lót


Sử dụng máy vệ sinh công nghiệp vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn, tiến hành trám vá những vị trí lồi lõm, xử lý ẩm với các vị trí có độ ẩm cao trước khi tiến hành bước tiếp theo.

Đối với những xưởng có nhiều vị trí lồi lõm, các xưởng bị nứt bê tông, hoặc những xưởng có bê tông chưa đạt chuẩn Max, cốt nền yếu cần phải xem xét kỹ lưỡng và tuân theo một quy trình xử lý nghiêm ngặt hơn.

Bước 3: Thi công lớp Mastic

Quy trình thi công sơn Epoxy này được một số hãng như Hempel, Nippon chú trọng để giúp sàn bê tông sạch hơn, an toàn hơn khi bị tác động bởi xe nâng, xe tải trọng...

Bước 4: Sơn lót Epoxy

Sơn lót về bản chất là tạo lớp kết nối bề mặt giữa lớp sơn phủ và bê tông. Do đó, đây cũng là khâu khá quan trọng trong một chuỗi quy trình kỹ thuật hoàn thiện sản phẩm. Để đảm bảo lớp sơn lót được bám dính tốt, yêu cầu về bề mặt đòi hỏi phải xử lý vệ sinh và trám vá hết sức kỹ lưỡng. Trong quá trình lăn phải thực hiện lăn đều đặn, tránh trường hợp bỏ sót ảnh hưởng đến chất lượng sau này.

Thi công không được pha quá 10% dung môi pha sơn, một số nhà thầu do tính toán lợi nhuận nên sẽ pha nhiều dung môi để tăng diện tích sơn lót và phủ lên, chẳng hạn theo định mức Sikafloor 161 thì 0,3kg/m²/lớp, nghĩa là 1kg chỉ sơn được hơn 3m², khi pha nhiều dung môi sẽ tăng diện tích làm chất lượng sơn lót không đảm bảo.

Bước 5: Tiến hành sơn phủ

Trước khi sơn phủ phải kiểm tra kỹ bề mặt lớp lót, đảm bảo lớp lót đã hoàn toàn khô ráo. Vì sử dụng sơn sàn Epoxy 2 thành phần nên cần lưu ý về tỷ lệ pha giữa thành phần A và thành phần B phải chính xác. Nếu xảy ra sơ xuất ở khâu pha sơn rất có thể sản phẩm sẽ bị lỗi, thậm chí không đông kết bề mặt.


Dùng máy đánh sơn chuyên dụng, đánh đều 2 thành phần trộn với nhau. Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất chờ từ 4 - 8 tiếng cho bề mặt khô mới được sơn lớp thứ 2. Nếu cẩn thận tuân theo quy trình này các bạn sẽ có được sản phẩm sơn Epoxy như ý muốn.

Để có được bề mặt sơn sàn Epoxy hoàn hảo cho mọi công trình, đòi hỏi quy trình thi công sơn Epoxy cho nền bê tông phải thật sự rõ ràng, tuân thủ và thực hiện chi tiết đến từng công đoạn nhỏ nhất theo kĩ thuật từ nhà sản xuất. Chính vì vậy các chủ đầu tư, giám sát thi công hay bất cứ ai đang quan tâm hoặc có ý định ứng dụng dòng sơn này nên nắm chắc và thực hiện tỉ mỉ tới từng công đoạn nhỏ nhất để có được sàn Epoxy như mong đợi và đồng thời tránh được những sự cố ngoài ý muốn.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.