Sắt, Thép

Xuất khẩu sắt thép sang EU tăng vọt

17/08/2018 - 08:02 SA

Xuất khẩu sắt thép sang EU, Mỹ và Indonesia trong 7 tháng đầu năm tăng vọt lần lượt 96,2%; 73,6% và 88,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường tiêu thụ ở châu Á như Campuchia, Malaysia cũng tăng lần lượt 49,1% và 22,3%.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 nhập khẩu nhóm hàng thép đạt 1,18 triệu tấn, trị giá đạt 879 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và nhưng tăng nhẹ 0,1% về trị giá. Lũy kế 7 tháng, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 8,05 triệu tấn, trị giá 5,8 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với gần 3,88 triệu tấn, trị giá hơn 2,77 tỷ USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1,29 triệu tấn, trị giá 909 triệu USD, giảm 1% về lượng, nhưng tăng 15,6% về trị giá.

Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, tháng 7 đạt 598.000 tấn, với trị giá đạt 430 triệu USD, tăng 32,1% về lượng và tăng 22,9% về trị giá. Qua đó, lượng xuất khẩu sắt thép trong 7 tháng đạt 3,41 triệu tấn, trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 40,6% về lượng và tăng 56,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép sang EU, Mỹ và Indonesia trong 7 tháng đầu năm tăng vọt tới lần lượt 96,2%, 73,6% và 88,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường tiêu thụ ở châu Á như Campuchia, Malaysia cũng tăng lần lượt 49,1% và 22,3%.

Sản lượng thép trong tháng 7 giảm. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép các loại, không bao gồm thép cuộn cán nóng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3% so với tháng 6. Tuy nhiên, lũy kế 7 tháng, sản lượng thép đạt 11,9 triệu tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ 2017.
 

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam.

Thời gian gần đây, thép Việt Nam liên tục bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt là từ phía Mỹ và EU. Mới đây nhất, ngày 3/8, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngày 18/7, Ủy ban châu Âu áp dụng biện pháp tự vệ với 3 nhóm sản phẩm gồm thép cán nguội hợp kim và không hợp kim, thép tấm mạ kim loại và thép không gỉ cán nguội dạng tấm và thanh nhập khẩu từ Việt Nam. Thời gian áp dụng biện pháp là 200 ngày. Hôm 9/8, Ấn Độ cũng lên tiếng điều tra chống trợ cấp ống thép không gỉ của Việt Nam.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.