Kinh doanh - Đầu tư

Việt Nam - Tầm ngắm của các ông trùm năng lượng

08/11/2023 - 10:53 SA

Việt Nam là một đất nước nhỏ bé, nhưng lại được trời phú ban cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá dồi dào, đặc biệt là những nguồn tài nguyên năng lượng như nắng, gió, than đá, dầu mỏ… khiến Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các Tập đoàn lớn trên Thế giới. 

Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất của khu vực, có rất nhiều nhà máy của các tập đoàn toàn cầu đã và đang được đặt tại Việt Nam. Nhu cầu về lắp đặt, sử dụng năng lượng xanh như điện gió, điện mặt trời sẽ rất lớn. Đó là cơ hội của chúng tôi, bà Suyeun Song, Phó Chủ tịch Hội đồng Chiến lược, Tập đoàn SK, cho hay.

Ông Yalim Ozilhan, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của EDF Renewables cho biết, năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam. Với thế mạnh về giải pháp điện mặt trời áp mái trên toàn cầu, EDF rất quan tâm và mong muốn đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động của mình tại thị trường này.

Theo số liệu của Bloomberg NEF, chỉ trong vài năm gần đây, từ khi gần như là con số 0, Việt Nam đã phát triển và trở thành thị trường hàng đầu Đông Nam Á về điện mặt trời với tổng công suất tích lũy vào cuối năm 2020 đạt 9,3 GW. Khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong việc triển khai năng lượng tái tạo, được thúc đẩy bởi các chính sách hỗ trợ, tăng cường đầu tư và tiến bộ công nghệ. Đặc biệt, năng lượng mặt trời đã nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong bối cảnh năng lượng khu vực, dẫn đầu là Việt Nam, Malaysia và Philippines. Sự tăng trưởng của nó được thúc đẩy bởi các cam kết quốc tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris và được đẩy nhanh hơn nữa bởi giá nhiên liệu hóa thạch khó lường, dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài. Một yếu tố góp phần khác là nhu cầu điện ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á, do tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và tăng trưởng dân số nhanh chóng. Do đó, các nước Đông Nam Á đã bắt đầu lồng ghép năng lượng mặt trời vào các chính sách và kế hoạch năng lượng dài hạn của mình.


Cuối cùng là nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời dồi dào. Khu vực này có bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m²/ngày - điều này cho thấy tiềm năng to lớn trong việc khai thác để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Theo dự báo của SPE, sẽ có 5 quốc gia dẫn đầu về năng lượng mặt trời tại khu vực hiện tại và tương lai gần, đó là: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia.

Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong đầu tư phát triển năng lượng mặt trời trong những năm gần đây. Đến năm 2023, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thị trường năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á. Đã có nhièu các ông lớn ngành năng lượng nổi tiếng Thế giới đổ bộ vào Việt Nam như Total Enginer, SP Group... với  nhiều chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn dành cho các doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Đây là một tin vui dành cho các doanh nghiệp trong nước muốn giảm chỉ phí, ổn định sản xuát kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh... Nắm bắt cơ hội, đi đúng xu hướng sẽ giúp các doanh nghiệp thành công, đồng thời góp phần thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu khu vực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
 
VLXD.org
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.