Doanh nghiệp

Hải Phòng: Doanh nghiệp xi măng nỗ lực vượt khó, duy trì sản xuất

21/01/2024 - 08:31 SA

Chi phí tăng, trong khi nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khau giảm mạnh, khiến doanh thu năm 2023 của ngành Xi măng nói chung và các doanh nghiệp xi măng trên địa bàn TP. Hải Phòng nói riêng sụt giảm lớn. Trước dự báo khó khăn của năm 2024, ngành tiếp tục thực hiện các biện pháp duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh.
Gặp nhiều khó khăn

Năm 2023 đặc biệt khó khăn với ngành sản xuất xi măng. Theo Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng Trần Văn Toan cho biết, năm nay, việc tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn. So với cùng kỳ năm 2022, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước giảm 17%. Từ quý II/2023, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khấu bắt đầu suy giảm và 2 quý còn lại của năm không tăng, đi ngược với diễn biến thị trường những năm trước đây. Nguồn cung vượt cầu, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước đạt 48,3% tổng sản lượng xi măng sản xuất. Năm 2023, sản lượng clinker sản xuất của Vicem Hải Phòng đạt 97% kế hoạch và sản lượng tiêu thụ đạt 88% kế hoạch năm. Nhiều thời điểm, Vicem Hải Phòng phải sản xuất cầm chừng để không phải đổ lượng clinker thừa ra bãi, tránh tình trạng càng sản xuất nhiều càng lỗ.
 

Công nhân Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng xếp dỡ sản phẩm xi măng bao xuất bán ra thị trường.

 
Cũng như vậy, năm vừa qua, hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Xi măng Chinfon khá chật vật. Sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của Công ty đều giảm mạnh so với năm 2022, không đạt kế hoạch. Chung khó khăn vởi các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn TP. Hải Phòng, nhiều nhà máy sản xuất xi măng trong cả nước phải dừng lò nung hoặc sản xuất cầm chừng, đóng cửa 1 - 2 dây chuyền sản xuất để tránh đổ clinker ra bâi. Điển hình như: Xi măng Long Châu, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Xuân Thành, Xi măng Thăng Long... không ít đơn vị sản xuất báo lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Nguyên nhân năm 2023, ngành sản xuất xi măng chịu tác động trực tiếp từ suy giảm kinh tể, các cuộc xung đột quân sự. Trong nước, thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu xây dựng thấp kéo theo nguồn tiêu thụ xi măng giảm mạnh. Các dự án đầu tư công giãn, hoãn tiến độ xây dựng. Về xuất khẩu, các thị trường truyền thống tiêu thụ lượng lớn xi măng của Việt Nam như: Trung Quốc. Philippines... áp dụng tiêu chuẩn và chính sách nhập khấu ngặt nghèo hơn với mặt hàng này; đồng thời nhu cầu tiêu thụ xi măng của các nước cũng giảm khiến thị trường tiêu thụ khó khăn, sản xuất dư thừa. Trong khi đó, chi phí sản xuất đầu vào gia tăng, có thời điểm tăng 30%: giá than, điện, vận chuyển...

Nỗ lực tiếp cận thị trường

Theo nhận định của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, năm 2024 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tổng Giám đốc Công ty Xi măng Vicem Hải Phòng Trần Văn Toan chia sẻ, Công ty sẽ triển khai một loạt giải pháp tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Trong đó, tích cực phát huy sáng kiến trong sản xuất như thay vòi đốt lò để thích ứng với loại than giá thấp, giữ lò nung hoạt động ổn định, hạn chế mức clinker đố bãi...

Trong tháng 1/2024, Vicem Hải Phòng sẽ tạm dừng lò để sửa chữa lớn, tăng tái sử dụng vật tư, triệt để thực hành tiết kiệm nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu và chi phí sửa chữa thường xuyên... Về tiêu thụ, Vicem Hải Phòng tiếp tục xây dựng chỉ số bán hàng linh hoạt theo thực tế sản lượng từ cửa hàng, đại lý; linh hoạt điều chỉnh chỉ số bán hàng, giá bán theo thực tế thị trường nhằm bảo đảm mục tiêu lợi nhuận và sản lượng theo kế hoạch... Công ty phấn đấu năm 2024, sản lượng clinker đạt 1,12 triệu tấn và sản lượng tiêu thụ đạt 2,65 triệu tấn.

Với Công ty Xi măng Chinfon, trong năm nay, đơn vị sẽ chủ động bám sát các công trình trọng điểm của thành phố và các tỉnh lân cận để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, Xi măng Chinfon sẽ tăng cường các giải pháp mở rộng tiêu thụ tại các thị trường mới. Công ty cũng kiến nghị, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xi măng trong nước nói chung và trên địa bàn TP. Hải Phòng nói riêng, ngoài sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, cần cơ chế linh hoạt, trợ lực kịp thời từ Chính phủ và thành phố. Các chính sách mới giúp khơi thông, vực dậy thị trường bất động sản là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong điều kiện nguồn xi măng trong nước dư thừa, Chính phủ xem xét giảm hoặc tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker; đồng thời chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, dự án đầu tư công. Thành phố có cơ chế, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho sán phẩm các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn được sử dụng trong các công trình, dự án của thành phố khi đáp ứng cạnh tranh về chất lượng và giá thành.
 
VLXD.org (TH/ Báo Hải Phòng)
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.