VLXD kết cấu

Chế tạo thành công bê tông siêu nặng cản phóng xạ

Trước nhu cầu ngày càng cao về vật liệu che chắn bức xạ trong các công trình như phòng xạ trị, phòng chụp X-quang hay lò phản ứng hạt nhân, nhóm nghiên cứu của TS. Tăng Văn Lâm (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) đã chế tạo thành công bê tông siêu nặng cản phóng xạ. Thành công này mở ra hướng đi mới cho ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, giúp nâng cao an toàn bức xạ và tận dụng nguồn tài nguyên trong nước.

Nghiên cứu tổng hợp phụ gia siêu dẻo polycarboxylate loại polyether (PCE) cho bê tông

Nghiên cứu sử dụng metacaolanh thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông

Nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của móng cọc bê tông cốt thép bằng phần tử hữu hạn 3D

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) 3D để phân tích ứng suất và biến dạng của móng cọc bê tông cốt thép (BTCT) cho công trình dân dụng. Kết quả mô phỏng cho thấy móng cọc bê tông cốt thép có đài móng kích thước 2,0m x 2,0m trên 4 cọc có tiết diện 0,3m x 0,3m, chiều dài 12m, chịu tải trọng tập trung và đúng tâm 1000kN có độ lún là 20,24mm.

Các loại cọc phổ biến trong thi công xây dựng

Trong thi công xây dựng, cọc là một hạng mục có vai trò quyết định tính ổn định cũng như khả năng chịu tải trọng của một công trình. Do đó đây là một hạng mục không thể thiếu, cần độ chính xác cao về mặt kỹ thuật 

Đánh giá cường độ chịu nén của bê tông trong dầm BTCT bị ăn mòn bằng thực nghiệm

Các dầm BTCT được thúc đẩy ăn mòn nhanh bằng phương pháp gia tốc ăn mòn cốt thép trong phòng thí nghiệm với dung dịch 3% NaCl và dòng điện 900µA/cm². Kết thúc quá trình ăn mòn, cốt thép trong các dầm bị ăn mòn 11.3%, 14.35%, 24.78% tương ứng với thời gian 1, 2  và 3 tháng. Cường độ chịu nén của bê tông trong các dầm cũng bị suy giảm tương ứng 22.4%, 31.2%, 33.6%. Việc thực nghiệm ăn mòn nhanh cốt thép trong dầm bằng phương pháp điện phân đã làm ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông là rất đáng kể, dẫn đến suy giảm độ cứng của dầm BTCT khi bị ăn mòn và khả năng chịu uốn của dầm khi chịu tải trọng.

Phát triển phương pháp sản xuất bê tông trung tính carbon

Xi măng portland là loại phổ biến nhất và được sản xuất bằng cách nung đá vôi và một số loại nguyên liệu khác trong lò nung. Theo Chatham House, hơn 4 tỷ tấn xi măng đã được sản xuất vào năm 2021, đóng góp 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Do áp lực khử carbon đối với ngành xây dựng, các nhà nghiên cứu trên khắp Thế giới đang tìm cách làm cho bê tông "xanh" hơn.

Bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật trong công trình xây dựng

Chất lượng công trình là nỗi lo hàng đầu của chủ đầu tư, trong đó chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có một công trình “khỏe mạnh”. Đôi khi chất lượng vật liệu (xi măng, cát, sỏi, đá) đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng vẫn không cho chất lượng bê tông như mong muốn. Điều đó xảy ra có thể do không thực hiện đúng các quy trình chuẩn bị như ghép ván khuôn đổ bê tông. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là chưa chú trọng đến khâu bảo dưỡng.

Bê tông loại bỏ ô nhiễm cho các hầm đường bộ

Giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất, các kỹ sư tại Hàn Quốc đã nghiên cứu một loại bê tông mới được tác động bằng ánh sáng có thể giúp giảm ô nhiễm trong đường hầm.

Đặc điểm chất lượng và tiềm năng quặng sắt laterit làm phụ gia xi măng tại TT Huế

Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực nghiên cứu tồn tại 3 thân quặng sắt. Chúng được hình thành do phần trên các thành tạo của hệ tầng Tân Lâm có thành phần giàu sắt, bị các đứt gãy cắt qua, tạo đới dập vỡ, nứt nẻ. Điều này tạo ra các đá có độ lỗ rỗng cao nên khi gặp dòng nước các thành phần giàu sắt di chuyển theo và lắng đọng. Quặng sau khai thác được làm giàu bằng phương pháp tuyển rửa ở cỡ hạt d > 5mm với độ thu hồi đạt 60%, hàm lượng Fe2O3 là 42,05% đáp ứng tiêu chuẩn làm phụ gia điều chỉnh cho sản xuất xi măng.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng