VLXD kết cấu

Bê tông siêu tính năng khẳng định vai trò trong các công trình hạ tầng giao thông hiện đại

Bê tông siêu tính năng (UHPC) đang từng bước khẳng định vai trò trong các công trình hạ tầng giao thông hiện đại. Từ việc phục hồi mặt cầu Thăng Long đến hàng trăm cây cầu dân sinh trên cả nước, UHPC cho thấy đây không chỉ là một loại vật liệu mới mà là lời giải cho những yêu cầu ngày càng cao về độ bền, khả năng chịu tải và thi công nhanh.

Chế tạo thành công bê tông siêu nặng cản phóng xạ

Nghiên cứu tổng hợp phụ gia siêu dẻo polycarboxylate loại polyether (PCE) cho bê tông

Tận dụng tro xỉ, bùn thải, thủy tinh làm bê tông có khả năng truyền sáng

Nhóm nhà khoa học của Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã phát triển công nghệ tái sử dụng triệt để hơn các loại phế thải tro bay - xỉ đáy lò của nhà máy điện đốt rác kết hợp với thủy tinh phế thải để chế tạo sản phẩm bê tông truyền sáng. Dự án này đã dành giải Ba trong cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024.

Tái chế tro than thay xi măng tạo ra bê tông xanh

Các kỹ sư tại RMIT (Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne - Australia) đã hợp tác với nhà máy điện Loy Yang và Hiệp hội Phát triển Tro xỉ Australia để thay thế 80% xi măng trong bê tông bằng tro than.

Sử dụng bê tông tính năng cao cho hệ thống đường Vành đai tại TP.HCM

Bê tông tính năng cao (High-performance fiber-reinforced concrete, HPFRC) được đánh giá là một trong những vật liệu tiên tiến trong ngành Xây dựng do có các tính chất cơ học vượt trội và một số tính chất thông minh.

Tính chất kỹ thuật của vữa 3 thành phần chất kết dính: xi măng, tro bay và tro bã mía

Nghiên cứu nhằm khảo sát tính chất của vữa chứa 3 thành phần chất kết dính, bao gồm: xi măng, tro bay và tro bã mía. Theo đó, hỗn hợp đối chứng chỉ sử dụng xi măng, 6 hỗn hợp khác được tạo ra bằng cách thay thế 10%, 15% và 20% khối lượng xi măng. 3 hỗn hợp vữa 3 thành phần chất kết dính được tạo ra bằng cách kết hợp tro bay và tro bã mía để thay thế 20% khối lượng xi măng. Kết quả cho thấy tro bã mía làm giảm tính công tác, khối lượng thể tích và khối lượng riêng và phát triển cường độ vữa muộn. Tro bay có tác động tích cực đến độ dẻo và tính chất cơ lý của vữa. Vữa với 3 thành phần chất kết dính có tính chất tương đương với hỗn hợp đối chứng.

Tổng quan về ứng dụng cốt liệu tái chế và bê tông cốt liệu tái chế trong xây dựng

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Đánh giá chất lượng silica từ tro trấu sử dụng trong sản xuất bê tông chất lượng siêu cao

Kết quả phân tích XRD và SEM cho thấy, tro trấu có thể là nguồn vật liệu thay thế một phần xi măng, phụ gia khoáng công nghiệp trong sản xuất bê tông UHPC và có triển vọng phát triển mô hình ở quy mô công nghiệp nhằm đạt mục tiêu “kép” về kinh tế kỹ thuật và môi trường.

Khả năng kết hợp cát tái chế và thủy tinh phát quang trong vữa xây dựng (P2)

Nghiên cứu này khảo sát tính khả thi của việc kết hợp cát tái chế từ xi măng (cát tái chế) và thuỷ tinh phát quang thay thế cho một phần của hàm lượng cát trong vữa thông thường. Cát tái chế được mô phỏng bằng xi măng đã hoàn toàn thuỷ hoá trong 56 ngày. Thuỷ tinh phát quang được chế tạo bôi bột phát quang với hạt thuỷ tinh. Vữa cát tái chế - thuỷ tinh phát quang (LM) được chế tạo bằng cách thay thế 40% hàm lượng cát bằng thuỷ tinh phát quang và cát tái chế sẽ thay thế lần lượt 10 - 30% hàm lượng cát còn lại.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng