Sàn giao dịch các thiết bị vật tư

Ngành chế biến xuất khẩu gỗ và mối lo thiếu nguyên liệu sản xuất

15/03/2017 - 03:54 CH

Dù có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt, song các doanh nghiệp (DN) ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam lại luôn thường trực mối lo thiếu nguyên liệu sản xuất. Để giải quyết tình trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp sự phát triển của ngành.
Doanh ngihệp khó thu mua nguyên liệu

Liên tục từ cuối năm 2016 tới nay, toàn ngành gỗ rơi vào tình trạng khó khăn khi thu mua nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến xuất khẩu. Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES) - cho biết: 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước sụt giảm hơn so với cùng kỳ. Bình quân mỗi năm, Việt Nam đang sử dụng 24 - 25 triệu m3 gỗ các loại, trong đó đã chủ động được hầu hết và chỉ phải nhập khẩu 6 triệu m3 gỗ mỗi năm.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô để giữ nguồn gỗ phục vụ chế biến trong nước. Cụ thể, Myanmar ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn có hiệu lực từ ngày 1/4/2014; tháng 5/2016, Lào đã ban hành Nghị định 15/PM, trong đó đình chỉ việc xuất khẩu các loại gỗ tròn, gỗ xẻ kích thước lớn, gỗ xẻ… Nhiều DN sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu tại Bình Dương chia sẻ, hiện họ chủ yếu sản xuất để cung cấp cho thị trường nội địa, giảm xuất khẩu. Không phải do DN không có đơn hàng mà bởi DN “không dám” nhận đơn hàng XK vì thiếu nguồn nguyên liệu đủ “chuẩn”, đủ giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu để sản xuất hàng xuất khẩu.


Ảnh minh họa

Giải bài toán nguyên liệu

Để bảo vệ ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong nước và bảo đảm nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững, Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả.

Căn cứ trên kiến nghị của các hiệp hội, DN ngành gỗ, gần đây Bộ NN&PTNT đưa ra dự thảo kiến nghị nhà nước tăng thuế xuất khẩu tất cả các loại gỗ rừng trồng, gỗ cao su, gỗ xẻ tăng đồng loạt tăng 20% để tránh việc thu mua của DN Trung Quốc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp tức thời, nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài, ngành gỗ Việt Nam phải có kế hoạch trồng mới rừng. Đồng thời, Chính phủ cần rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu...

Thực hiện liên kết, không chỉ liên kết giữa người trồng rừng với DN chế biến gỗ, mà là sự kết nối giữa các DN với nhau trong việc khai thác và sử dụng nguyên liệu gỗ. Ngoài sự nỗ lực của DN cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, hiệp hội để hướng dẫn, cập nhật thông tin thị trường… và trên hết, giúp đa số DN ngành gỗ cần thêm nguồn lực tài chính để cơ cấu lại theo hướng phát triển mới.

Theo Báo Công Thương
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.