1. Không sử dụng tài nguyên đất sét
Gạch nung truyền thống sử dụng đất sét khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích đất canh tác.
Gạch không nung tận dụng phế thải công nghiệp như tro bay, xỉ than, xỉ lò cao, đá mạt..., giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2. Không sử dụng nhiệt để nung gạch
Gạch nung cần tiêu tốn than hoặc củi để đốt lò phát thải CO₂, gây
ô nhiễm không khí.
Gạch không nung được ép và tự dưỡng cường trong điều kiện bình thường hoặc hấp áp suất nhẹ sẽ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
3. Tái sử dụng chất thải
Gạch không nung giúp tái chế tro xỉ công nghiệp, một loại chất thải tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách.
Đây là ví dụ điển hình của mô hình kinh tế tuần hoàn: biến phế thải thành tài nguyên có giá trị.
4. Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả xây dựng
Gạch nhẹ hơn, kích thước chính xác hơn, dễ thi công hơn, giảm thời gian và chi phí xây dựng.
Giảm tải trọng kết cấu, đặc biệt phù hợp với công trình tầng cao hoặc nền đất yếu.
5. Mô hình kinh tế xanh từ phát triển gạch không nung ở Lào Cai
Chị Phùng Thị May, dân tộc Giáy ở thôn Luổng Láo 2, xã Cốc San, thành phố Lào Cai, chia sẻ "đã thành công với mô hình sản xuất gạch không nung. Tìm hiểu kỹ về gạch không nung, thấy sản phẩm thân thiện với môi trường nên gia đình tôi bắt đầu sản xuất từ năm 2010, đến nay đã ổn định, đủ trang trải cuộc sống".
Hiện xưởng sản xuất của chị May đều đặn đưa ra thị trường khoảng gần 15 vạn viên gạch mỗi tháng, với giá bán khoảng 1.500 đồng/viên, tương đương doanh thu 300 triệu đồng/tháng. Không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho gia đình, mô hình còn giải quyết việc làm cho gần 10 lao động địa phương, chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số.
Gạch không nung của gia đình chị May được sản xuất bằng nguyên lý ép thủy lực tĩnh hai chiều, không gây chấn động và hoàn toàn không phát thải khí độc ra môi trường. Gạch có độ bền cao, kích thước đồng đều, tiết kiệm vữa và được thị trường ưa chuộng nhờ chất lượng ổn định, giá thành phải chăng.
6. Góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững quốc gia
Nằm trong danh mục khuyến khích sử dụng của Chính phủ Việt Nam theo Quyết định 567/QĐ-TTg và các chính sách thúc đẩy vật liệu xanh. Góp phần giảm phát thải CO₂, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Gạch không nung không chỉ là vật liệu xây dựng hiện đại mà còn là mô hình kinh tế xanh, giúp chuyển dịch ngành vật liệu xây dựng (VLXD) theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và hiệu quả tài nguyên. Việc thúc đẩy sử dụng gạch không nung là giải pháp chiến lược cho ngành xây dựng trong giai đoạn chuyển đổi xanh hiện nay.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
>> Các loại gạch không nung phổ biến nhất hiện nay
>> Các loại gạch không nung phổ biến trong xây dựng
>> Những lợi ích của gạch không nung
>> Những hạng mục phù hợp nhất nên sử dụng gạch không nung
>> Vì sao gạch không nung chưa thể phổ biến rộng rãi?