Ngày 18/06/2025,
nhà máy xi măng Heidelberg Materials Norcem Brevik ở Na Uy đã khánh thành và đưa vào vận hành hệ thống CCS đầu tiên trên thế giới trong ngành xi măng
Hệ thống CCS này sử dụng công nghệ hấp thụ amine (MEA) sau đốt cháy để thu giữ CO2 từ khí thải của
nhà máy, sau đó được lưu trữ dưới lòng đất. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ CCS vào ngành xi măng, một ngành công nghiệp được biết đến với lượng khí thải carbon lớn.
Hiện nay mỗi năm có khoảng 400.000
tấn CO2 được thu giữ tại nhà máy Brevik và vận chuyển bằng tàu biển đến khu vực dưới đáy biển Bắc để lưu trữ vĩnh viễn, thuộc khuôn khổ dự án Northern Lights.
Song song với đó, Heidelberg Materials đang giới thiệu ra thị trường dòng
sản phẩm xi măng mới mang tên EvoZero là sản phẩm đầu tiên của công ty không phát thải carbon, được quản lý thông qua hệ thống kiểm soát lượng khí thải chặt chẽ. Đáng chú ý toàn bộ sản lượng EvoZero của năm 2025 đã được bán hết.
Đây là một phần của dự án Longship bao gồm hội thảo với sự tham gia của đại diện Chính phủ và doanh nghiệp thảo luận xoay quanh mục tiêu phát thải ròng bằng 0, công nghệ thu giữ carbon thị trường CO2 và xu hướng phát triển trong tương lai.
Chính phủ Na Uy ước tính toàn bộ dự án Longship có tổng chi phí khoảng 2,6 tỷ Euro, trong đó 1,8 tỷ Euro do Chính phủ tài trợ. Riêng dự án tại Norcem, đơn vị vận hành nhà máy Brevik được dự toán chi phí gần 400 triệu Euro cho xây dựng và vận hành trong 10 năm với 84% chi phí do Chính phủ hỗ trợ. Dự án Northern Lights, phần vận chuyển và lưu trữ CO2 ước tính tiêu tốn 1,2 tỷ Euro, với 73% từ ngân sách.
Việc đưa vào vận hành hệ thống này tại nhà máy Xi măng Heidelberg Materials Norcem Brevik là một ví dụ điển hình cho thấy khả năng ứng dụng CCS trong ngành công nghiệp xi măng, mở ra tiềm năng lớn cho việc giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
Sự kiện vận hành CCS tại Brevik là bước ngoặt đối với ngành xi măng toàn cầu. Nó chứng minh công nghệ CCS có thể tích hợp vào dây chuyền sản xuất mà không ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoặc năng suất.
Các bài học từ Brevik – kinh nghiệm kỹ thuật, quản lý, logistics, hợp tác công‑tư – sẽ là nền tảng quan trọng để nhân rộng CCS tại các nhà máy xi măng khác ở châu Âu và trên thế giới.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
>> 10 nhà sản xuất xi măng hàng đầu Thế giới năm 2024
>> Việt Nam nằm TOP 3 sản xuất xi măng của thế giới
>> Lịch sử hình thành ngành xi măng Thế giới
>> Tình hình một số thị trường xi măng trên Thế giới
>> Hiệp hội Xi măng Thế giới dự báo nhu cầu xi măng sẽ giảm vào năm 2050