NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Những vật liệu mới cho ngành Xây dựng trong tương lai

Ngành Xây dựng đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi các vật liệu truyền thống như bê tông và thép bị đặt dấu hỏi lớn về tác động môi trường. Trong bối cảnh nhu cầu giảm phát thải carbon ngày càng cấp thiết, nhiều loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường đã bắt đầu nổi lên. Trong số đó, 5 cái tên nổi bật đang thu hút sự chú ý nhờ tiềm năng thay đổi cách chúng ta xây dựng các công trình trong tương lai.

Gạch sinh học từ nấm và tre - Giải pháp cách nhiệt xanh cho vùng nhiệt đới

Đột phá VLXD ngoài Trái Đất từ gạch vi sinh từ regolith và vi khuẩn đất

Trung Quốc phát triển công nghệ luyện thép nhanh gấp 3.600 lần so với truyền thống

Theo tạp chí Nonferrous Metals tháng 11, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Giáo sư Zhang Wenhai, một học giả của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc, đã phát triển thành công một phương pháp luyện thép đột phá, hứa hẹn cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu. Công nghệ tiên tiến này, được gọi là luyện thép tức thời (flash ironmaking), đã cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động môi trường, đồng thời đạt mức tăng tốc độ sản xuất đáng kinh ngạc, gấp 3.600 lần so với các phương pháp truyền thống.

Tòa nhà có khả năng chống chịu bão và động đất không dùng bê tông cốt thép

Công ty sản xuất của Trung Quốc là BROAD Group đã xây dựng một tòa nhà chung cư 10 tầng chỉ trong hơn 1 ngày. Công ty này vốn đã phát triển các tòa nhà thép chế tạo sẵn từ năm 2009, khi đó đã công bố một video cho thấy quy trình xây dựng tòa nhà này, tương tự như quy trình sản xuất ô tô: sản xuất tinh gọn, chất lượng cao và chi phí thấp.

Ấn Độ phát triển loại xi măng thay thế thân thiện với môi trường

Một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Bangalore được thành lập tại Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) đã phát triển một loại xi măng thay thế thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng công nghệ geopolymer.

Nghiên cứu chế tạo bê bông rỗng

Bê tông rỗng (PC) được chế tạo từ hỗn hợp vật liệu đá mi, cát nghiền, xi măng, nước và phụ gia SP. Sử dụng phương pháp thể tích tuyệt đối và phương pháp kết khối, với tỷ lệ nước trên chất kết dính là 0,28 và độ sụt được khống chế trong khoảng 0 - 1 cm, nghiên cứu thiết kế các cấp phối với các độ rỗng khác nhau nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của độ rỗng đến trọng lượng riêng, cường độ chịu nén và tốc độ thoát nước của PC. Từ đó đề xuất cấp phối tối ưu để chế tạo PC, ứng dụng cho các các công trình công cộng, điển hình là các công trình công viên, đường đi trên bờ kè...

Giải pháp thu giữ khí thải carbon từ đá sa thạch

Theo CNA, đá sa thạch trong khu bảo tồn thiên nhiên có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu giữ và lưu trữ carbon (CCS). Các nhà khoa học cho biết, một số điều kiện địa chất đặc biệt như mỏ đá sa thạch có thể là giải pháp hiệu quả cho việc lưu trữ khí thải carbon.

Ảnh hưởng hàm lượng xỉ lò cao thay thế tro bay đến cường độ nén của bê tông Geopolymer

Các mẫu bê tông Geopolymer được chế tạo với tỷ lệ xỉ lò cao thay thế là 50%, 75%, 85%, 90% và 100% và được dưỡng hộ nhiệt và dưỡng hộ tự nhiên. Thí nghiệm nén được thực hiện trên các mẫu trụ (20x10 cm) ở 7 và 28 ngày tuổi. Kết quả cường độ chịu nén cao nhất đạt 32,4 và 25,9 MPa tương ứng với điều kiện dưỡng hộ nhiệt và dưỡng hộ tự nhiên cho cấp phối xỉ lò cao thay thế 90% tro bay ở 28 ngày. Dù không đạt được cường độ như mẫu dưỡng hộ nhiệt, mẫu bê tông Geopolymer không dưỡng hộ nhiệt vẫn cho thấy tính khả thi và ổn định trong điều kiện môi trường tự nhiên.

Phát triển lớp phủ làm mát bức xạ thân thiện với môi trường cho các tòa nhà

Các tòa nhà ở Hồng Kông (Trung Quốc) tiêu thụ khoảng 90% điện năng và gây phát thải hơn 60% carbon. Để tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà, hướng tới đạt được các mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) đã phát triển lớp phủ làm mát bức xạ thích ứng (SARC) thân thiện với môi trường hoạt động bằng năng lượng mặt trời để có thể sử dụng cho mái và tường của tòa nhà.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng