NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Phát triển bê tông thế hệ mới hấp thụ CO2 vượt trội

Một số công nghệ bê tông thế hệ mới hiện nay ứng dụng vật liệu tự nhiên như đất tảo cát (diatomaceous earth) kết hợp công nghệ in 3D để tối ưu khả năng hấp thụ CO₂ và tính linh hoạt trong sản xuất.

Những loại rác thải nào có thể tái chế thành vật liệu xây dựng?

Sử dụng vi sinh vật để tạo ra vật liệu xây dựng sinh học

Nghiên cứu lớp phủ bảo vệ sinh học chống phai màu, ẩm mốc cho vật liệu gỗ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aalto (Phần Lan) đã sử dụng Lignin - một loại polymer tự nhiên có nhiều trong gỗ và các nguồn thực vật khác - để tạo ra một lớp phủ bảo vệ sinh học an toàn với chi phí thấp và hiệu quả cao được sử dụng trong xây dựng.  

Sản xuất gạch ốp tường được làm từ vỏ trứng

Công ty thiết kế Nature Squared ở Thụy Sỹ mới đây đã phát triển một loại gạch ốp tường được làm từ vỏ trứng. Đây là dự án mới nhất của công ty này, tập trung vào việc chuyển đổi các vật liệu phế thải tự nhiên từ các bãi chôn lấp và làm giảm tình trạng ô nhiễm cho ngành xây dựng. Trước đó, Công ty Nature Squared đã tái chế vỏ bào ngư thành các bề mặt được sử dụng trong du thuyền, nhà ở và khách sạn.

Nghiên cứu tro đáy từ nhà máy đốt rác thải sinh hoạt làm vật liệu xây dựng

Phát triển các nhà máy điện rác là xu thế tất yếu bởi nó đem lại lợi ích nhiều mặt. Tuy nhiên, quá trình đốt rác sẽ sản sinh một lượng tro đáy (tro xỉ) nhất định, nhưng hiện tại vẫn chưa có các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn sử dụng loại tro này. Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đề xuất và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu tro đáy từ nhà máy đốt rác thải sinh hoạt làm vật liệu xây dựng”. Kết quả cho thấy, tro đáy từ nhà máy đốt rác đủ khả năng làm vật liệu đắp và vật liệu xây dựng, đáp ứng theo tiêu chuẩn ASTM D698-2012 và TCVN 9436:2012.

Sự chịu uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và polyme cốt sợi thủy tinh bị ăn mòn bởi ion Clorua (P2)

Thanh polymer cốt sợi thủy tinh (GFRP) với những ưu điểm như cường độ cao, không bị ăn mòn, không từ tính có thể được sử dụng như cốt chịu lực trong các kết cấu công trình bằng bê tông làm việc trong môi trường xâm thực. Bài viết này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép thanh GFRP (hay cốt SGFRP) bị ăn mòn bởi ion clorua. Hai mẫu dầm bê tông cốt SGFRP được chế tạo. Bên cạnh đó, để có sự đánh giá tương quan ảnh hưởng của thanh GFRP đến ứng xử của dầm, 2 mẫu dầm bê tông cốt thép thườngcó cùng cấu tạo cốt thép như dầm bê tông cốt hỗn hợp cũng được chế tạo.

Cây cầu thép được tích hợp cảm biến bên trong kết cấu

Cây cầu thép in 3D đầu tiên trên Thế giới vừa khánh thành ở Amsterdam, được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia đa ngành trong việc thiết kế các không gian công cộng.

Sự chịu uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép và polyme cốt sợi thủy tinh bị ăn mòn bởi ion Clorua (P1)

Thanh polymer cốt sợi thủy tinh (GFRP) với những ưu điểm như cường độ cao, không bị ăn mòn, không từ tính có thể được sử dụng như cốt chịu lực trong các kết cấu công trình bằng bê tông làm việc trong môi trường xâm thực. Bài viết này trình bày nghiên cứu thực nghiệm ứng xử uốn của dầm bê tông cốt hỗn hợp thép thanh GFRP (hay cốt SGFRP) bị ăn mòn bởi ion clorua. Hai mẫu dầm bê tông cốt SGFRP được chế tạo. Bên cạnh đó, để có sự đánh giá tương quan ảnh hưởng của thanh GFRP đến ứng xử của dầm, 2 mẫu dầm bê tông cốt thép thườngcó cùng cấu tạo cốt thép như dầm bê tông cốt hỗn hợp cũng được chế tạo.

Giải pháp xây nhà ở từ vỏ cà phê và nhựa tái chế

Vỏ cà phê thường được bỏ đi sau khi rang, một Công ty ở Bogota (Colombia) đó là Woodpecker, đơn vị xuất khẩu hạt cà phê arabica đã bắt đầu phát triển giải pháp kết hợp vỏ hạt cà phê với nhựa tái chế để sản xuất vật liệu nhẹ sử dụng trong xây dựng cách đây một thập kỷ.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng