Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng thị trường bất động sản sẽ khởi sắc rõ rệt từ quý 2 năm 2025, với sự xuất hiện đa dạng các loại hình bất động sản, và bắt đầu ổn định vào đầu năm 2026.
Điểm nhấn có thể tạo nên sự khởi sắc của thị trường bất động sản nửa cuối năm 2025 là một số ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất cho vay ưu đãi khi
mua nhà xuống quanh 7,5% - 8%/năm. Cùng với đó gói tín dụng 120.000 tỷ đồng tiếp tục được giải ngân cho nhà ở xã hội và dự án nhà ở giá rẻ.
Một số
dự án tại Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Bình Dương, v.v…, đã tái khởi động nhờ tháo gỡ vướng mắc pháp lý. Nhờ đó, số lượng dự án mở bán mới tăng khoảng 10%-15% so với 2 đầu quý của năm 2025, chủ yếu phân khúc nhà ở xã hội và chung cư trung cấp.
Chính sách được tháo gỡ, ngân hàng "vào cuộc giảm lãi suất", kết hợp với các dự án mới được
mở bán có thể thúc đẩy lượng giao dịch thành công tăng 5%-10% so với quý 1/2025, tập trung tại những dự án có pháp lý rõ ràng, giá hợp lý.
Nguồn cung sơ cấp mới trong nửa cuối năm 2025 dự kiến tăng mạnh đến 90% so với 2 quý đầu năm 2025, ước tăng thêm 14.000 sản phẩm mới, kéo theo tổng nguồn cung sơ cấp tích lũy đạt gần 52.000 sản phẩm.
Các chuyên gia bất động sản nhận định: Thị trường bất động sản nửa cuối năm 2025 được dự báo sẽ phục hồi nhẹ, đặc biệt ở phân khúc nhà ở, với nguồn cung dự kiến tăng mạnh và lãi suất ổn định. Tuy nhiên, sự phục hồi có thể không đồng đều giữa các phân khúc, và các yếu tố như chính sách pháp lý, hạ tầng và kinh tế vĩ mô sẽ đóng vai trò quan trọng.
Thêm nhiều dự án mở bán
Tại khu vực miền Bắc, nguồn cung mới dự kiến những tháng cuối năm 2025 đạt khoảng 4.000 sản phẩm, chiếm 29% giỏ hàng, đến từ các dự án Kepler Land Mỗ Lao (Hà Nội), The Matrix One Premium (Hà Nội), SKY M Hạ Long (Quảng Ninh), Xanh Island (Hải Phòng), v.v...
Khu vực miền Trung dự kiến mở 2.000 sản phẩm, chiếm 14% giỏ hàng, đến từ các dự án Regal Complex (Đà Nẵng), The Legend City (Đà Nẵng), Simona Heights Quy Nhơn (Bình Định), v.v...
Trong khi đó, khu vực miền Nam dự kiến chiếm hơn 50% giỏ hàng với 7.500 sản phẩm, đến từ dự án The Privé (TP.HCM), Happy One Sora (TP.HCM), The Gió Riverside (Bình Dương), Lan Anh Avenue (Bình Dương), Eco Retreat Long An (Long An), Gold Coast Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), v.v...
Nhận định chung về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2025, các chuyên gia cảnh báo khó xuất hiện “sóng đất” trên diện rộng năm 2025. Giá nền có thể đi ngang, chỉ xuất hiện “sốt cục bộ” ăn theo thông tin hành chính (sáp nhập tỉnh) – nhiều nơi rao tăng 30–50% nhưng chủ yếu “sốt ảo”.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, cho rằng những thay đổi về địa giới hành chính là nền tảng cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Nhưng, xét sâu sa, sự tăng trưởng của một thị trường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Một thị trường nếu hội tụ đủ tiềm năng, động lực sẽ vẫn bật tăng dù có biến động về địa giới hành chính hay không. Trong khi đó, một thị trường thiếu động lực, nền tảng kinh tế sẽ khó có sức bật trong trung và dài hạn.
Thị trường bất động sản cuối 2025, đầu 2026 tại Việt Nam được dự báo chuyển từ giai đoạn "giải nén" mạnh mẽ sang ổn định hơn, với nguồn cung dồi dào, giá chuyển biến tích cực và nền tảng pháp lý, kinh tế – tín dụng thuận lợi. Đây là thời điểm phù hợp để đầu tư, chiến lược hóa dòng tài sản dựa trên phân khúc và khu vực tiềm năng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
>> 4 diễn biến dáng chú ý của thị trường bất động sản Hà Nội
>> Bất động sản Hà Nội tăng trưởng mạnh trong 5 năm qua
>> Vốn tín dụng đổ vào bất động sản tăng 25% so với cùng kỳ năm trước
>> Giá bất động sản tại Việt Nam tăng cao hơn Mỹ, Nhật
>> Toàn cảnh thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM 3 tháng đầu năm