Chuyên đề vật liệu xây dựng

Tính chất kỹ thuật của vữa 3 thành phần chất kết dính: xi măng, tro bay và tro bã mía

Nghiên cứu nhằm khảo sát tính chất của vữa chứa 3 thành phần chất kết dính, bao gồm: xi măng, tro bay và tro bã mía. Theo đó, hỗn hợp đối chứng chỉ sử dụng xi măng, 6 hỗn hợp khác được tạo ra bằng cách thay thế 10%, 15% và 20% khối lượng xi măng. 3 hỗn hợp vữa 3 thành phần chất kết dính được tạo ra bằng cách kết hợp tro bay và tro bã mía để thay thế 20% khối lượng xi măng. Kết quả cho thấy tro bã mía làm giảm tính công tác, khối lượng thể tích và khối lượng riêng và phát triển cường độ vữa muộn. Tro bay có tác động tích cực đến độ dẻo và tính chất cơ lý của vữa. Vữa với 3 thành phần chất kết dính có tính chất tương đương với hỗn hợp đối chứng.

Tổng quan về ứng dụng cốt liệu tái chế và bê tông cốt liệu tái chế trong xây dựng

Đánh giá chất lượng silica từ tro trấu sử dụng trong sản xuất bê tông chất lượng siêu cao

Ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia siêu dẻo polycarboxylate đến cường độ nén vữa xi măng chứa graphene

Graphene với vai trò là chất lấp đầy kích thước nano trong vật liệu gốc xi măng. Tuy nhiên, graphene dễ dàng kết tụ trong môi trường kiềm của xi măng và khả năng phân tán kém, dẫn đến làm giảm đặc tính có lợi của nó đối với vật liệu gốc xi măng. Bày viết này, trình bày ảnh hưởng của phương pháp bổ sung phụ gia siêu dẻo polycarboxylate đến sự phân tán của dung dịch graphene thông qua cường độ nén của vữa xi măng. Tỉ lệ polycarboxylate/xi măng được lựa chọn thay đổi từ 0 - 4. Kết quả cho thấy polycarboxylate có ảnh hưởng tích cực đến sự phân tán của graphene, hàm lượng polycarboxylate tối ưu khi polycarboxylate/xi măng = 4.

Giải bài toán nguồn cung năng lượng cho các nhà máy xi măng

Việc giá than, nhiêu liệu đầu vào chính cho sản xuất xi măng tăng trong những năm gần đây đã khiến cho các nhà máy xi măng gặp nhiều khó khăn. Từ thực tiễn, GS.TS. Vũ Thị Thu Hà và nhóm các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc hoá dầu (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công bộ phụ gia đa năng FNT6VN và ECOAL. Đây là giải pháp sử dụng phụ gia nhằm kiểm soát quá trình đốt cháy nhiên liệu theo hướng tăng công suất, tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải ra môi trường. Bộ phụ gia đa năng ứng dụng trong các hoạt động giao thông, vận tải và công nghiệp.

Bê tông siêu tính năng và ứng dụng trong kết cấu dầm nhịp lớn

Bê tông siêu tính năng UHPC là một loại bê tông tiên tiến với lịch sử hình thành và phát triển hơn 30 năm. Các thành phần trong bê tông siêu tính năng UHPC được tối ưu hóa với tỉ lệ nước/xi măng < 0,25. Nhờ các đặc tính cơ học và độ bền vượt trội, bê tông siêu tính năng đã được ứng dụng rộng rãi dưới nhiều dạng kết cấu khác nhau. Đặc biệt, loại vật liệu này rất phù hợp cho các kết cấu chịu tải trọng lớn, nhịp lớn và dưới điều kiện môi trường khắc nghiệt như ăn mòn hay xâm thực. Nghiên cứu hiện tại trình bày tổng quan, thực tế về việc ứng dụng bê tông siêu tính năng UHPC trong các kết cấu dầm nhịp lớn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của xỉ thép trong bê tông xỉ thép dùng làm mặt đường ô tô (P2)

Nghiên cứu để tái chế các phụ phẩm của ngành công nghiệp làm vật liệu xây dựng là một xu thế đang được quan tâm, vì hạn chế được sự ảnh hưởng xấu đến môi trường và thay thế hoặc làm phong phú thêm nguồn vật liệu xây dựng truyền thống. Xỉ thép cũng là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò điện hồ quang. Trong bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu, đánh giá các tính chất cơ lý của bê tông xi măng khi cốt liệu lớn là đá dăm được thay thế bằng xỉ thép với hàm lượng thay thế là 25%, 50%, 75% và 100% (BTXT).

Nghiên cứu ảnh hưởng của xỉ thép trong bê tông xỉ thép dùng làm mặt đường ô tô (P1)

Nghiên cứu để tái chế các phụ phẩm của ngành công nghiệp làm vật liệu xây dựng là một xu thế đang được quan tâm, vì hạn chế được sự ảnh hưởng xấu đến môi trường và thay thế hoặc làm phong phú thêm nguồn vật liệu xây dựng truyền thống. Xỉ thép cũng là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò điện hồ quang. Trong bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu, đánh giá các tính chất cơ lý của bê tông xi măng khi cốt liệu lớn là đá dăm được thay thế bằng xỉ thép với hàm lượng thay thế là 25%, 50%, 75% và 100% (BTXT).

Nghiên cứu ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế tại Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản

Với những đặc điểm đặc trưng như cường độ chịu nén, độ bền cao, chi phí hợp lý, bê tông đã trở thành một loại vật liệu được áp dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công trình giao thông. Tại Việt Nam và Nhật Bản nhu cầu sử dụng bê tông rất lớn do sự bùng nổ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Bài báo nghiên cứu về ứng dụng bê tông cốt liệu tái chế tại Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, khả năng ứng dụng của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế trong bê tông kết cấu cũng được xem xét và đánh giá. Theo đó, nghiên cứu này đề xuất các giải pháp nhằm nhân rộng ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế hướng tới sự phát triển bền vững.

Nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của móng cọc bê tông cốt thép bằng phần tử hữu hạn 3D

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) 3D để phân tích ứng suất và biến dạng của móng cọc bê tông cốt thép (BTCT) cho công trình dân dụng. Kết quả mô phỏng cho thấy móng cọc bê tông cốt thép có đài móng kích thước 2,0m x 2,0m trên 4 cọc có tiết diện 0,3m x 0,3m, chiều dài 12m, chịu tải trọng tập trung và đúng tâm 1000kN có độ lún là 20,24mm.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng